Bảo trì hệ thống pccc tại huyện Thuận Thành Bắc Ninh

Không chỉ được biết đến là một vùng đất có truyền thống lịch sử, Bắc Ninh còn gây ấn tượng bởi sức bật ngoạn mục trong phát triển công nghiệp với giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ nhất cả nước. Tại Diễn đàn “Doanh nghiệp, doanh nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế làng nghề” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh tiết lộ, đối với tỉnh Bắc Ninh, sau hơn 20 năm tái lập, đến nay đã có sự phát triển vượt bậc, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội trong tốp đầu cả nước.. E&C Thái Bình Dương là doanh nghiệm kinh doanh trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh chúng tôi cam kết sản phẩm dịch vụ của chúng tôi sẽ phát triển tương xứng với sự phát triển của Thành Phố. Mỗi sản phẩm dịch vụ chúng tôi đều có quy trình làm việc, quy trình kiểm tra chất lượng, chăm sóc khách hàng và bảo hành dịch vụ sản phẩm với sự kiểm tra khắt khe của đội ngũ chuyên gia, giáo sự tại Trường Đại Học Phòng Cháy và Chữa Cháy. Sau đây chúng tôi xin trích lược 1 số quy trình mà chúng tôi đã tự tay xây dựng.

Nội dung chính

Quy trình bảo dưỡng bảo trì hệ thống báo cháy tự động

A.Thiết bị bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

  • Các thiết bị phục vụ công tác kiểm tra hệ thống như: đồng hồ vạn năng, thiết bị thử đầu báo cháy khói,nhiệt.
  • Máy sấy
  • Bộ dụng cụ cơ khí tháo lắp các loại đầu báo
  • Dung môi làm sạch
  • Thang,giáo…
Thiết bị báo động trong hệ thống báo cháy
Báo động của hệ thống báo cháy

B.Các yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng.

  • Đảm bảo sau khi bảo dưỡng các tính năng kĩ thuật ban đầu được khôi phục và duy trì.
  • Không làm biến dạng, thay đổi đặc điểm kĩ thuật của thiết bị.
  • Đưa các thiết bị của hệ thống về điều kiện làm việc tiêu chuẩn( điều kiện về điện cũng như điều kiện môi trường…)

C.Nội dung bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống

Bất kỳ công trình nào cũng cần có hệ thống báo cháy để đảm bảo an toàn
  1. Bảo dưỡng tủ trung tâm báo cháy

  • Kiểm tra tín hiệu thông số với bo mạch
  • Kiểm tra bộ phận nguồn
  • Kiểm tra các thiết bị đã được kết nối đến từng loop chưa (nếu chưa phải báo với nhà thầu để khắc phục ngay)
  • Lập trình lại tủ trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím
  • Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi
  • Test toàn bộ tủ điều khiển sau kho bảo dưỡng

 

  1. Bảo dưỡng đầu báo cháy khói

  • Kiểm tra xem thiêt bị còn hoạt động không
  • Tháo, vệ sinh đầu báo
  • Kiểm tra đầu báo đã kết nối đến tủ trung tâm chưa
  • Đo thông số kĩ thuật, test khói
  • Test lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu
  1. Bảo dưỡng đầu báo cháy nhiệt

  • Kiểm tra xem thiêt bị còn hoạt động không
  • Tháo, vệ sinh đầu báo
  • Kiểm tra đầu báo đã kết nối đến tủ trung tâm chưa
  • Đo thông số kĩ thuật, test nhiệt
  • Test lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu

 

  1. Bảo dưỡng đèn chớp báo cháy

  • Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu
  • Tháo, vệ sinh đèn chớp báo cháy
  • Kiểm tra bộ phận nguồn
  1. Bảo dưỡng còi báo cháy

  • Tháo, vệ sinh chuông báo cháy
  • Kiểm tra độ rung
  • Kiểm tra bộ phận nguồn
  • Kiểm tra dây tín hiệu
  1. Bảo dưỡng nút ấn báo cháy

  • Tháo, vệ sinh nút ấn báo cháy
  • Kiểm tra bộ phân cung cấp tín hiệu
  • Kiểm tra bộ phận nguồn
  1. Bảo dưỡng hệ thống cáp tín hiệu

  • Kiểm tra lại bộ phận hệ thống cáp tín hiệu
  • Xác định độ bền và các mối cáp
  • Bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị ( Do sự cố mất tín hiệu thường xảy ra tại các vị trí nối cáp tín hiệu)
  1. Bảo dưỡng bình chữa cháy

* Thời gian kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy

  • Bình chữa cháy bột và bình khí chữa cháy nên kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần
  • Khi khiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy phải đặt đúng nơi quy định dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định
  • Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ
  • Kiểm tra dây loa phun, cò bóp
  • Nếu bình bị tụt áp cần phải nạp lại ngay
  • 12 tháng 1 lần đối với bình mới
  • 6 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại

 *Cách xem đồng hồ chữa cháy

– Thông thường đồng hồ áp lực hay áp kế trên van bình chữa cháy sẽ có 3 vạch cơ bản:

  • Màu xanh: Áp lực đủ để đẩy bột ra ngoài
  • Màu đỏ: Áp lực không đủ
  • Màu vàng: Áp lực khí nén trong bình vượt quá mức cho phép

Khi kim  đồng hồ đo áp lực bình chữa cháy chỉ vạch vàng bạn nên tiến hành kiểm tra bảo dưỡng nạp sạc lại bình chữa cháy ngay lúc đó để bảo dảm bình được hoạt động một cách tốt nhất khi không may có hỏa hoạn xảy ra.

*Quy trình kiểm tra bình chữa cháy

Thông thường quy trình kiểm tra bình chữa cháy gồm những bước sau:

Khi tiếp nhận bình chữa cháy → kiểm tra vỏ bình, các chỉ số có trên bình → xem sét kiểm tra các phụ kiện của bình → đánh giá tình trạng hiện tại → Xúc rửa bình → nạp bột, chất khí chữa cháy → bơm áp suât → hỏng phụ kiện sẽ thay thế phụ kiện mới → kiểm tra các thông số bình lần cuối trước khi giao bình

* Công việc cần làm đối với đơn vị sử dụng

Để đảm bảo, sử dụng được bình chữa cháy tốt nhất trong thời gian quy định các đơn vị sử dụng cần phải: sóc, lắc bình 2 tuần 1 lần để phần bột bên trong bình chữa cháy được tơi ra.

 

Khi bảo trì cho hệ địa chỉ sẽ dễ phát hiện các lỗi của thiết bị hơn vì mỗi thiết bị đều đã được đánh dấu rõ ràng trên bảng điều khiển tuy nhiên khi tủ trung tâm bị lỗi hoặc mất dữ liệu đã cài đặt trước đây thì sẽ phải lập trình lại toàn bộ hệ thống( chi phí lập trình sẽ khá cao)

Liên hệ với chúng tôi

Bạn có thể gọi theo số Hotline chuyên viên tư vấn về phòng cháy chữa cháy sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của các bạn. Hoặc bạn có thể tham khảo ngay tại thư mục Chatbox của chúng tôi ở bên tay phải màn hình.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *