Hệ thống chữa cháy bọt foam

Với những ưu điểm như có khả năng dập được những đám cháy lớn nhưng sử dụng khối lượng chất chữa cháy thấp hơn những phương pháp khác, giảm tác động đến môi trường, hệ thống chữa cháy bọt foam hiện nay được sử dụng rộng rãi ở những khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như trạm xăng dầu, những kho chứa hóa chất dễ cháy nổ hay xưởng sản xuất lớn. E&C Thái Bình Dương xin giới thiệu thông tin về hệ thống này,

Nội dung chính

Bọt Foam là gì 

Bọt Foam sử dụng trong hệ thống chữa cháy có cấu tạo gồm 3 phần (1) phần bọt cô đặc, (2) phần nước và (3) phần không khí. Khi trộn ba thành phần này với nhau theo công thức chuẩn sẽ tạo ra một lớp bọt bao phủ lên bề mặt xăng dầu, tách chất gây cháy ra khỏi không khí, sau đó làm chúng bay hơi để có thể chữa cháy. 

Bọt Foam sử dụng trong hệ thống chữa cháy bọt Foam

Bọt Foam sử dụng trong hệ thống chữa cháy bọt Foam

Phân loại bọt foam và ứng dụng của các loại bọt foam trong việc chữa cháy

Có thể phân biệt bọt Foam theo khả năng chữa cháy của chúng. 

Bọt foam loại A 

Khi sử dụng hệ thống PCCC bọt foam, đây là loại bọt foam có khả năng giảm ảnh hưởng của dung môi trong đám cháy như nước, có thể cộng hưởng cùng nước nhằm chặn đám lửa lan rộng. 

Bọt foam loại B 

Trong hệ thống PCCC bọt foam, đây là loại bọt foam thường dùng để dập đám cháy bắt nguồn từ những chất lỏng dễ bắt lửa bởi nó được thiết kế để có thể bao phủ khói từ chất lỏng dễ cháy. Bọt Foam loại B hiện nay có 2 loại: 

Bọt foam tổng hợp

Bọt foam tổng hợp có 2 loại bọt Foam AFFF và AR-AFFF chống cồn đều có khả năng giãn nở tốt và hoạt động trên bề mặt chất lỏng giúp dập ngọn lửa nhanh.

Bọt foam protein

Khác với bọt Foam tổng hợp, dạng bọt Foam protein có khả năng chịu nhiệt bền vào hơn bởi tính lan truyền chậm của chúng. Thêm vào đó, bọt Foam protein có thể phân huỷ sinh học, thân thiện với môi trường. Bọt Foam protein gồm dạng thông thường (P), bọt Foam Fluoroprotein (FP), dạng tạo màng Fluoroprotein (FFFP), dạng Fluoroprotein kháng cồn (AR-FP) và cuối cùng là dạng tạo lớp kháng cồn Fluoroprotein (AR-FFFP). 

Ứng dụng các loại bọt foam 

Tuỳ vào đặc trưng của từng loại bọt, chúng sẽ ứng dụng tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể trong hệ thống PCCC bọt foam để phòng cháy chữa cháy: 

  • Dạng bọt foam có độ giãn nở cao phù hợp để sử dụng dập lửa trong không gian kín như nhà xưởng, tầng hầm hay kho bãi kín. 
  • Ngược lại, dạng bọt foam có độ giãn nở thấp có thể sử dụng khi dập các đám cháy có xu hướng lan rộng. 
  • AFFF là bọt foam thích hợp nhất để dập đám cháy từ sự cố tràn nhiên liệu.
  • Với những đám cháy từ nhiên liệu nhưng đã hình thành vùng sâu, FFFP là lựa chọn tốt nhất. 
  • Đám cháy bắt nguồn từ cồn, sử dụng  AR – AFFF là phù hợp nhất.

Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy bọt foam

Thiết bị báo cháy sử dụng trong hệ thống chữa cháy bọt foam

Trong hệ thống PCCC bọt foam cũng như hệ thống chữa cháy cơ bản luôn bao gồm các thiết bị báo cháy như nút nhấn báo cháy, đầu báo cháy, tủ điều khiển trung tâm, còi và đèn báo cháy để có thể là bước đầu tiên thu nhận dữ liệu về vụ cháy để khởi động hệ thống PCCC bọt foam cũng như báo hiệu cho người xung quanh khu vực cháy sơ tán, tránh những tai nạn không mong muốn. 

Tham khảo thêm về thiết bị báo cháy tại đây.

Đầu phun foam sử dụng trong hệ thống chữa cháy bọt foam

Khi có hoả hoạn, các đầu phun Foam hấp thụ nhiệt cho đến khi nhiệt độ đạt tới ngưỡng cho phép, thuỷ ngân của đầu phun sẽ bị vỡ, từ đó, bọt foam phun ra và bao phủ đám cháy. 

Bọt foam sau khi kích hoạt

Bọt foam sau khi kích hoạt

Bồn chứa hợp chất sử dụng trong hệ thống

Đây là một hệ thống gồm 1 túi cao su dày dùng để chứa bọt foam, van nạp xả hóa chất, van xả nước đi kèm là phụ kiện van, bộ trộn bọt foam. Khi có sự cố hỏa hoạn, bồn chứa với cơ chế sử dụng áp lực nước để bóp túi cao su và đẩy bọt foam ra ngoài bộ trộn. 

Bộ trộn foam sử dụng trong hệ thống 

Bộ trọn sẽ làm nhiệm vụ sử dụng lượng bọt foam cô đặc hòa cùng với lượng nước theo tiêu chuẩn được thiết kế để tạo ra lượng bọt foam đạt chuẩn dập tắt đám cháy. 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bọt foam 

Khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra, đầu báo cháy sẽ phát tín hiệu về tủ điều khiển trung tâm. Tín hiệu từ tủ điều khiển trung tâm sẽ được truyền đến các thiết bị báo cháy như còi hay đèn báo cháy để báo hiệu cho người xung quanh kịp có phương án di tản. 

Khi nhiệt độ khu vực cháy đạt từ 60 – 80 độ C, thuỷ ngân của đầu phun bọt foam sẽ vỡ, và hệ thống PCCC bọt foam hoạt động: bồn chứa hợp chất dùng lực nước để đẩy bọt foam cô đặc ra bộ trộn foam để tạo ra bọt foam đạt theo tiêu chuẩn được thiết kế trước, và cuối cùng lượng bọt foam đạt chuẩn sẽ đi theo hướng vòi phun foam thoát ra để bao phủ lên đám cháy. 

Tham khảo thêm về hệ thống chữa cháy từ bọt foam tại đây

Ưu và nhược điểm của hệ thống chữa cháy bọt foam 

Ưu điểm:

  • Không cần nhiều nước để dập đám cháy, đặc biệt, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh bởi nước có thể là dung môi đưa những chất độc hại từ khu vực cháy lan ra những vùng lân cận. 
  • Với độ giãn nở cao, bọt foam không gây hại đến hàng hoá cũng như thiết bị khu vực cháy.
  • Với khả năng bao trùm đám cháy, hệ thống PCCC bọt foam không những dập tắt đám cháy nhanh mà còn tránh nguy cơ đám cháy bị bùng lại.  

Ưu điểm chữa những đám cháy xăng dầu của hệ thống chữa cháy bọt Foam

Ưu điểm chữa những đám cháy xăng dầu của hệ thống chữa cháy bọt Foam

Nhược điểm:

Có thể nói đây hệ thống chữa cháy đắt đỏ nhất trên thị trường. 

Trên đây là bài viết về thông tin của hệ thống chữa cháy bọt foam cũng như ưu điểm và nhược điểm của của hệ thống này, hy vọng có thể giúp bạn trong việc lựa chọn hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp. Để biết thêm thông tin về hệ thống này quý khách liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0399 89 1114 – 0962 683 555 hoặc để lại lời nhắn trên website của công ty để được hỗ trợ tư vấn. Hoặc quý khách cũng có thể tham khảo bảng báo giá mẫu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *