Trình tự thực hiện:
Bước 2: Tổ chức và cá nhân nộp Công văn đề nghị nghiệm thu trực tiếp hoặc qua đường bưu chính tại Phòng Tham mưu – Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố.
Thời gian nhận Công văn đề nghị nghiệm thu:Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13giờ đến 17giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu (ngày lễ nghỉ);
* Đối với cơ quan nhận hồ sơ: Căn cứ vào ngày đề nghị hoặc ngày ghi trên Công văn của tổ chức, cá nhân, Sở Cảnh sát PC&CC thành phố tiến hành kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố không sắp xếp được thời gian như trong Công văn đề nghị thì sẽ trả lời bằng điện thoại cho tổ chức, cá nhân biết và hẹn vào một ngày cụ thể để tiến hành nghiệm thu).
* Khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố tiến hành kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức và cá nhân chuẩn bị các văn bản và hồ sơ phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
Bước 3: Khi đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, căn cứ theo ngày hẹn, chủ đầu tư hoặc người đại diện đến Phòng tiếp nhận hồ sơ-Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy – Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố để nhận Văn bản nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13giờ đến 17giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu (ngày lễ nghỉ).
– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
+ Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;
+ Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;
+ Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
+ Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
+ Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;
+ Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
+ Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháyCông an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết:
Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra và thử nghiệm.
– Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (trừ các các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy – Bộ Công an nghiệm thu, quy định tại điểm a, khoản 5, mục VI, Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ).
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không có.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
– Lệ phí: Không có.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Trường hợp chất lượng thi công các hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy không đảm bảo yêu cầu hoặc việc nghiệm thu của chủ đầu tư không đúng quy định, hồ sơ nghiệm thu chưa lập đầy đủ, thì cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy tạm thời chưa cấp văn bản nghiệm thu.
* Chủ đầu tư và nhà thầu phải khắc phục những thiếu sót mà cơ quan phòng cháy chữa cháy đã nêu trong các biên bản kiểm tra nghiệm thu và các thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan phòng cháy chữa cháy để xem xét cấp văn bản nghiệm thu.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
* Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật số 27/2001-QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001. Ngày có hiệu lực: 04/10/2001;
* Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Ngày có hiệu lực 16/5/2003.
* Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. Ngày có hiệu lực 24/5/2004.
* Công văn số 121 C23(P3) ngày 27/02/2006 của Tổng cục II-Bộ Công an về việc hướng dẫn công tác thẩm duyết phòng cháy chữa cháy; Ngày có hiệu lực 27/02/2006.
Liên hệ tư vấn thiết kế và các thủ tục về thẩm duyệt, nghiệm thu ,thi công cũng như cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC : Ks. Tuấn Anh (0962 683 555 – 0965 929 114)