Hệ thống báo cháy được chia làm 2 loại chính: báo cháy vùng và báo cháy địa chỉ. Tùy vào nhu cầu cũng như mục đích để bố trí thiết kế hệ thống báo cháy phù hợp. Để lắp đặt cũng như trang bị chúng ta cần hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của hệ thống, cách thức vận hành cũng như những chú ý cơ bản trong hệ thống báo cháy.
Nội dung chính
KHÁI QUÁT NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1.1. Khái quát
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001). Hệ thống báo cháy tự động bao gồm: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, (tổ hợp chuông, đèn, nút ấn) và các thiết bị ngoại vi khác…
1.2. Nhiệm vụ
Tự động phát hiện ra cháy một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời trong vùng hệ thống đang bảo vệ.
Tự động phát ra các tín hiệu báo động, chỉ thị và các tín hiệu điều khiển các thiết bị ngoại vi của hệ thống báo cháy tự động nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Đặc biệt, với hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy khói thì nó còn có nhiệm vụ quan trọng hơn là “cảnh báo”, tức là phát hiện và thông báo sự sắp cháy, sự cháy âm ỉ chưa có ngọn lửa.
1.3. Phân loại hệ thống báo cháy tự động
* Phân loại hệ thống báo cháy tự động theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy có:
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy khói: là hệ thống báo cháy tự động làm việc dựa vào nguyên lý làm việc của đầu báo cháy khói. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra sự gia tăng nồng độ khói ở trong khu vực bảo vệ.
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy nhiệt: là hệ thống báo cháy tự động làm việc dựa theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy nhiệt. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ ở trong khu vực bảo vệ.
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy ánh sáng (lửa): làm việc dựa vào nguyên lý làm việc của đầu báo cháy lửa. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra nồng độ tăng cường ánh sáng của ngọn lửa trong khu vực bảo vệ.
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy hỗn hợp: là hệ thống làm việc dựa trên nguyên lý làm việc của đầu báo cháy hỗn hợp như: đầu báo cháy nhiệt và khói; đầu báo cháy nhiệt và lửa. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra sự thay đổi các yếu tố môi trường trong khu vực bảo vệ.
* Phân loại hệ thống báo cháy tự động theo đặc điểm kỹ thuật của hệ thống báo cháy.
– Hệ thống báo cháy tự động theo vùng (hệ thống báo cháy tự động thường) : (hệ thống báo cháy tự động thông thường – Couventional fire alarm system): là hệ thống báo cháy tự động có chức năng báo cháy tới một khu vực, một địa điểm (có thể có một hoặc nhiều đầu báo cháy). Diện tích bảo vệ của một khu vực có thể từ vài chục đến 2000 m2 (tuỳ thuộc đặc điểm khu vực đó).
– Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ: (Addressable fire alarm system) : là hệ thống báo cháy tự động có khả năng báo cháy chính xác đến từng vị trí từng đầu báo riêng biệt (từng địa chỉ cụ thể). Diện tích bảo vệ của một địa chỉ báo cháy chỉ giới hạn trong khoảng vài chục mét vuông (tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy). Hệ thống báo cháy tự động thông minh: Với sự phát triển khoa học công nghệ, hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ đã phát triển thành hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system). Đây là hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thông thường theo địa chỉ, nó còn có thể đo được một số thông số về môi trường của khu vực nơi lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói,… và có thể thay đổi được ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt. Trong thực tế thường dùng cách phân loại này.
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
2.1. Các trạng thái làm việc của hệ thống báo cháy tự động
+ Trạng thái thường trực (khi không có cháy)
+ Trạng thái báo cháy
+ Trạng thái sự cố
2.2. Nguyên lý làm việc
+ Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ trực. ở chế độ này trung tâm báo cháy luôn có tín hiệu kiểm tra sự làm việc đến các thiết bị trong hệ thống đồng thời các đầu báo cháy địa chỉ, modul… cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm. Định kỳ, theo thời gian (tuỳ đặt) trung tâm sẽ in tình trạng của hệ thống và thông tin về các thiết bị cần bảo dưỡng. Trong mạch luôn có dòng điện Io chạy qua.
+ Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển sang chế độ sự cố. Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng LCD. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự đưa hệ thống về chế độ giám sát bình thường.
+ Khi cháy xảy ra ở các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy (nhiệt độ, khói, ánh sáng) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm (gồm tín hiệu báo cháy và tín hiệu báo địa chỉ của thiết bị báo cháy). Tại trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu truyền về theo chương trình đã cài đặt để đưa ra tín hiệu thông báo khu vực xảy ra cháy qua loa trung tâm và màn hình tinh thể lỏng LCD. Đồng thời các thiết bị ngoại vi tương ứng sẽ kích hoạt để phát tín hiệu báo động cháy và thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
+ Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát các thiết bị khác thì khi có sự có thay đổi về trạng thái của thiết bị (Ví dụ: bơm chữa cháy hoạt động, công tắc dòng chảy hoạt động…) thì hệ thống sẽ chuyển sang thông báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái. Thông tin về sự thay đổi này sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lòng của trung tâm. Chế độ này cũng sẽ tự kết thúc nếu các thiết bị cần giám sát trở về vị trí bình thường.
2.3. Yêu cầu kỹ thuật hệ thống báo cháy tự động
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001 “Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu thiết kế” có quy định HT BCTĐ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.
+ Chuyển tín hiệu cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay những biện pháp thích hợp.
+ Có khả năng chống nhiễu tốt (nhiễu thường xảy ra khi dây dẫn tín hiệu nằm trong vùng có điện trường mạnh hoặc khi dây dẫn đặt cạnh dây điện). Như vậy để chống nhiễu có thể sử dụng dây tín chống nhiễu hoặc dây tín hiệu thông thường nhưng phải được đi trong ống kim loại.
+ Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống.
+ Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy .
+ Hệ thống phải hoạt động liên tục trong mọi điều kiện (nguồn AC, DC)
+ Việc lắp đặt các đầu báo cháy với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (Điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện ra sự cố…).
+ Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót .
+ Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp trong hệ thống.
+ Hệ thống báo cháy tự động ngoài đáp ứng những yêu cầu trên thì các bộ phận của hệ thống cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu riêng của nó theo đúng như tiêu chuẩn đã đề ra.
ĐẦU BÁO CHÁY
3.1. Khái niệm – nhiệm vụ của đầu báo cháy
3.2. Khái niệm
Đầu báo cháy là thiết bị cảm biến nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường khi cháy như nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ khói, để tạo ra các tín hiệu truyền về trung tâm khi giá trị của các yếu tố môi trường đạt một giá trị nhất định (ngưỡng).
3.3. Nhiệm vụ của đầu báo cháy
Đầu báo cháy có nhiệm vụ : tạo ra tín hiệu điện để truyền về trung tâm khi các yếu tố của môi trường xung quanh đầu báo đạt 1 giá trị nhất định. Có thể coi đầu báo cháy như 1 thiết bị giao tiếp giữa các yếu tố môi trường của sự cháy với hệ thống tự động báo cháy.
Đầu báo cháy chỉ thực hiện được nhiệm vụ của mình khi các yếu tố môi trường của sự cháy nằm trong diện tích bảo vệ của nó đạt đến ngưỡng làm việc.
Tín hiệu điện mà đầu báo háy tạo ra chủ yếu dưới 2 dạng chính :
– Tín hiệu đóng hoặc mở tiếp điểm .
– Tín hiệu biến thiên đột ngột về giá trị của dòng điện .
Tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy mà tín hiệu điện nó tạo ra là khác nhau.
PHÂN LOẠI ĐẦU BÁO CHÁY
4.1. Theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy : chia thành 4 loại:
– Đầu báo cháy nhiệt: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của yếu tố nhiệt độ.
– Đầu báo cháy khói: Hoạt động dựa trên sự biến đổi nồng độ khói.
– Đầu báo cháy lửa: Nhạy cảm với ánh sáng (ánh lửa).
– Đầu báo cháy hỗn hợp: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của 2 trong 3 yếu tố trên.
4.2. Phân loại theo điều kiện cung cấp năng lượng: chia thành 2 loại:
– Đầu báo cháy chủ động: Không cần cung cấp năng lượng cho đầu báo, nó vẫn hoạt động.
– Đầu báo cháy thụ động: Thường xuyên phải cung cấp năng lượng cho đầu báo.
4.3. Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật
– Đầu báo cháy thường: Thường dùng cho hệ thống báo cháy theo vùng.
– Đầu báo cháy địa chỉ: Thường dùng cho hệ thống báo cháy địa chỉ.
4.4. Phân loại theo chế độ hoạt động
– Đầu báo cháy cực đại.
– Đầu báo cháy vi sai.
– Đầu báo cháy cực đại – vi sai.
CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐẦU BÁO CHÁY
5.1. Cấu tạo:
Tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy, vào nguyên lý làm việc, mà các đầu báo cháy có cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung đầu báo cháy bao gồm các bộ phận sau đây:
+ Bộ phận cảm biến : Đây là bộ phận quan trọng nhất của đầu báo cháy. Nó cảm nhận được sự thay đổi của các yếu tố môi trường và biến đổi sự thay đổi đó thành dạng tín hiệu điện khi các yếu tố này đạt đến 1 giá trị thích hợp đã được cài đặt sẵn. Với mỗi loại đầu báo cháy khác nhau thì bộ phận cảm biến là khác nhau.
+ Bộ phận mạch tín hiệu: là một mạch điện tử có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ bộ phận cảm biến ra ngoài thiết bị truyền dẫn.
+ Vỏ – đế : là bộ phận bảo vệ và cố định đầu báo cháy ở khu vực cần bảo vệ.
5.2. Nguyên lý chung:
Khi xảy ra cháy các yếu tố môi trường sẽ bị thay đổi. Các yếu tố này sẽ tác động lên đầu báo cháy và đầu báo cháy làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm.
CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG & CÁCH LẮP ĐẶT ĐI DÂY ĐÚNG TIÊU CHUẨN
- Hệ thống báo cháy được thiết kế và lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5738 – 2000, TCXD 218 – 1998 hoặc những tiêu chuẩn có thể áp dụng khác và tuân thủ hoàn toàn với qui tắc, qui định của Bộ xây dựng, Phòng Cảnh Sát PCCC và những đơn vị quản lý nhà nước liên quan.
- Tất cả các thiết bị chính dùng cho hệ thống phải phải được sản xuất đồng bộ bởi chính hãng có chứng nhận quản lý chất ISO-9001, tuân thủ theo NFPA72, EN54 và chứng nhận UL, FM.
- Công tác lắp đặt phải bao gồm tất cả các phần cứng và phần mềm để hoàn thành một hệ thống có thể hoạt động được phù hợp với các đòi hỏi trong yêu cầu kỹ thuật. Việc cài đặt hệ thống phải được thực hiển bởi chuyên gia được hãng sản xuất cấp chứng chỉ đào tạo. Hệ thống phải có khả năng lập trình theo cả hai cách từ PC hoặc tại tủ thông qua các phím chức năng.
- Tủ điều khiển, đầu báo cháy, nút ấn phải được được sản xuất đồng bộ của một hãng, không chấp nhận một trong những sản thiết bị này của các hãng khác nhau hoặc được cung cấp từ một hãng không có nhà máy sản xuất mà chỉ mua bán thương mại, mua hàng OEM.
- Toàn bộ hệ thống là loại có vi xử lý. Toàn bộ hệ thống dò báo cháy sẽ được thíêt kế như là hệ thống xử lý và thông tin liên lạc dữ liệu trung tâm nó cho phép quan sát theo dõi và kiểm soát toàn bộ hệ thống từ các phòng trực kỹ thuật của tòa nhà và các bảng hiển thị phụ đặt tại hành lang các tầng.
- Hệ thống phải cung ứng sự thông minh phân bố cao cấp sao cho tất cả các đầu báo cháy, bảng hiển thị báo cháy phụ, tủ báo cháy chính, bộ điều hành hiển thị chính, bộ hóa mã và giải mã v.v… khi được nối vào mạng xử lý thông tin phải có thể hoạt động một mình và sự hỏng hóc của bất kỳ một bộ phận nào sẽ không ảnh hưởng đến sự hoạt động của những bộ phận khác.
- Tiêu chuẩn áp dụng:
- Hệ thống báo cháy phải được thết kế và lắp đặt phù hợp với với tiêu chuẩn TCVN 5738 – 2001, hoặc những tiêu chuẩn có thể áp dụng khác và tuân thủ hoàn toàn với qui tắc, qui định của Bộ xây dựng, Cục Cảnh Sát PCCC và những đơn vị quản lý nhà nước liên quan.
- Tất cả các thiết bị chính dùng cho hệ thống (Tủ điều khiển, đầu báo cháy, nút ấn) phải thoả mãn tiêu chuẩn NFPA, EN54 áp dụng cho hệ thống báo cháy, được chứng nhận bởi UL, FM và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO9001.
- Yêu cầu chi tiết với các thiết bị của hệ thống:
- Hệ thống bao gồm trung tâm báo cháy tự động dạng kênh thiết bị giám sát tín hiệu báo cháy và điều khiển chuông còi báo cháy.
- Tủ điều khiển có khả năng giám sát và điều khiển các thiết bị báo cháy, đầu báo và còi, cho phép kết nối đến các bảng hiển thị phụ đặt tại các phòng trực
- Có khả năng lập trình hay sửa đổi chương trình có sẵn trên tủ điều khiển mà không cần công cụ riêng hay làm gián đoạn hoạt động của hệ thống báo cháy.
- Cho phép cài đặt ngưỡng tác động của từng đầu báo từ cháy lên tới 9 mức. Đồng thời có chế độ tự động điều chỉnh độ nhạy theo điều kiện môi trường ngày đêm.
- Cho phép phân chia các vùng điều khiển thành vùng điều khiển chung, vùng điều khiển xả khí, vùng điều khiển đặc biệt.
- Tủ điều khiển trung tâm và hệ thống báo cháy tòa nhà
– Hệ thống báo cháy và chữa cháy cho khu nhà xử dụng một tủ điều khiển chung, có chức năng quản lý đến từng thiết bị. điều khiển chữa cháy thuận tiện mà không cần phải về tủ điều khiển trung tâm. Các thiết bị của hệ thống báo cháy tòa nhà bao gồm:
- Tủ điều khiển, bộ nguồn cung cấp
- Đầu báo khói.
- Nút nhấn báo cháy bằng tay.
- Còi đèn báo cháy
- Tủ điều khiển trung tâm báo cháy:
– Tủ điều khiển trung tâm là thực chất là một bộ xử lý trung tâm (CPU). Tủ điều khiển liên kết với và điều khiển các thiết bị trong hệ thống: đầu báo khói và nhiệt loại địa chỉ, các module giám sát, module điều khiển, máy in…
– Khả năng của hệ thống
- Tủ điều khiển phải có khả năng quản lý tốt các thiết bị địa chỉ thông minh
- Tủ điều khiển hay mỗi điểm trên hệ thống mạng phải có Rơle công tắc khô, xuất tín hiệu báo cháy, báo lỗi, giám sát, và công tắc an ninh. Rơle phải chịu được dòng 2A tại 30VDC.
- Tổng quan hoạt động
Tủ điều khiển hay mỗi điểm trên mạng phải có các đặc tính sau:
- Bù độ lệch để kéo dài thời gian hoạt động chính xác của đầu dò. Sự bù đồng thời cũng phải trơn đều, để có thể lọc bỏ các tín hiệu nhiễu điện áp.
- Kiểm tra độ nhạy của đầu dò, đáp ứng theo yêu cầu NFPA 72, Chương 7.
- Có ngưỡng cảnh báo bảo trì, với hai mức độ (cảnh báo bảo trì/ Bảo trì ngay lập tức), để cảnh báo đầu dò bị quá bẩn hay bụi tích tụ.
- Chín mức độ nhạy cho báo cháy, chọn được với từng đầu dò.
- Nguồn cung cấp
- Bộ nguồn cung cấp cấp nguồn 24VDC chuyển mạch ổn áp, có tích hợp mạch nạp ắc quy liên tục 24h sử dụng công nghệ nạp kép để nạp nhanh ắc quy. Có khả năng nạp cho ắc quy từ 25 đến 200Ah trong khoảng thời gian 48h
- Hoạt động của bộ nguồn đáp ứng tiêu chuẩn UL864
Yêu cầu chung về lắp đặt
Chỉ dẫn kỹ thuật vật tư lắp đặt
Khái quát chung
– Nguồn điện: Điện cung cấp từ lưới điện Quốc gia 22kv qua máy biến giảm áp 22kv/0,4 kv 3 pha+N, 50Hz
– Phạm vi, giới hạn thiết kế phần điện trong dự án: Từ sau tủ đấu vào công trình bao gồm có tủ điện tổng của tòa nhà (DB.TT), và các tủ điện các tầng DB.TH đến DB.17 được đặt tại phòng kỹ thuật điện của các tầng trong tòa.
a. Ống nhựa tròn cứng
– Ống nhựa tròn cứng được dùng để luồn dây, cáp điện đi ngầm trong tường, sàn bê tông hoặc bảo hộ dây đi trong không gian trần giả, không gian kỹ thuật.
– Ống lắp đặt phải tuân thủ tiêu chuẩn BSEN500861-2 hoặc tương đương.
– Ống nhựa cứng cùng dây mồi được đặt trước ngay khi buộc thép sàn và dùng loại ống cứng có thể uốn cong được theo yêu cầu.
– Ống nhựa cứng UPVC có các kích cỡ đường kính miêu tả trong bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật là loại:
– Có khả năng chống axit ăn mòn, chống ẩm, chống thấm nước
– Có khả năng chống mối mọt, yêu cầu trong thành phần của ống có hóa chất đặc hiệu trừ mối mọt.
– Ống cứng UPVC đi kèm có các phụ kiện bao gồm:
+ Khớp nối trơn
+ Khớp nối ren
+ Đầu vặn răng
+ Hộp nối dây
+ Hộp chia ngả (2,3,4 ngả)
+ Đế âm tường, sàn
+ Kẹp đỡ ống
+ Cút góc có nắp kiểm tra
+ Chữ T có nắp kiểm tra
+ Ống luồn dẹt (hình chữ nhật)
b. Ống nhựa tròn mềm
– Ống nhựa tròn mềm được sử dụng ở những vị trí cần có sự linh động về góc hoặc các điểm chờ lắp đặt thiết bị điện, đèn trên trần, không gian kỹ thuật…
– Ống lắp đặt phải tuân thủ tiêu chuẩn IEC614-2-4/405 hoặc tương đương
– Ống mềm có các kích cỡ như ống cứng là loại:
– Có khả năng cuộn tròn mà không làm méo mó ống
– Sử dụng được các phụ kiện của ống cứng UPVC
c. Lắp đặt
Lắp đặt phải tuân theo TCVN 9207-2012, TCVN 9206-2012, TCVN 4756:1989, TCVN 7447: 2012, 11TCN18, 19-2006
– Ống luồn dây UPVC được đặt trong lớp bê tông sàn, trong tường hoặc trong không gian kỹ thuật.
– Sử dụng các phụ kiện ống luồn cho việc chuyển hướng, điểm nối ống, điểm kéo dây…
– Số lượng dây điện trong ống luồn cần xem xét đến khía cạnh phát nhiệt làm giảm khả năng dẫn điện của dây bên trong.
– Ống đi trong bê tông phải được neo chắc chắn vào thép chịu lực bằng dây thép mềm Φ1, khoảng cách neo ống không quá 1,5m.
– Ống đi trong tường gạch phải sử dụng đinh 5 và dùng dây thép mềm Φ 1 neo ống, khoảng cách neo ống không quá 1,5m.
– Ống đi trên trần giả, trong không gian kỹ thuật phải sử dụng kẹp đỡ ống của nhà sản xuất, ống đi phải thẳng và song song với kết cấu nhà.
– Tất cả các ống đi dây phải đặt cách xa các ống nước nóng hoặc các nguồn nhiệt khác ít nhất 150mm.
– Sử dụng ống mềm cho việc nối ống nhưng chiều dài không vượt quá 1500mm, cần lưu ý đến thẩm mỹ khi đi nổi trong không gian kỹ thuật.
– Các ống luồn dây phải được làm sạch bụi, nước, rác ở bên trong (nếu có).
– Khi đặt ống luồn vào trong sàn bê tông hoặc tường xây, đường ống phải dễ dàng thay thế, sửa chữa dây điện đi bên trong ống sau này.
– Đối với ống chạy quá xa hoặc đi nhiều khúc cong cần thiết lắp các hộp kéo dây trung gian.
– Để lớp cách điện của dây dẫn không bị hỏng do cọ sát với miệng ống, phải dũa tròn miệng ống hoặc lắp thêm phụ tùng đệm. Các phụ tùng đệm không được chịu các lực tác động bên ngoài.
– Cần lắp các hộp rẽ nhánh cho các dây điện rẽ nhánh. Tất cả các hộp rẽ nhánh phải được vít nắp lại không được để lộ dây ra bên ngoài. Cấu tạo hộp cũng như vị trí đặt hộp phải dễ dàng kiểm tra, sửa chữa khi cần thiết.
– Không được đặt ống luồn đi ngang qua cột chịu lực hoặc kết cấu chịu lực chính của tòa nhà, vì sẽ có nguy cơ bị bóp bẹp ống và giảm khả năng chịu lực của kết cấu chính.
– Ống đi xuyên qua móng, xuyên tường chịu lực cần phải đặt ống thép hoặc ống có độ cứng tương tự.
IV.2.3. Dây và cáp điện
a. Dây và cáp điện
– Cáp điện sử dụng tuân theo TCVN 5935-1995 / IEC60502 hoặc tương đương
– Dây điện sử dụng tuân theo TCVN 6610-2007/ IEC 60227 hoặc tương đương
– Cáp điện sử dụng sẽ là loại cáp đồng bọc cách điện XLPE (cross-linkable polyethylene), dây điện sử dụng sẽ là loại dây đồng bọc cách điện PVC cấp điện áp 450/750kV, những vị trí cáp đi qua những nơi ẩm ướt bắt buộc phải dùng cáp có lõi ép chặt để chống nước
– Cáp cấp nguồn cho điện khẩn cấp như Tủ bơm cứu hỏa, phải là loại cáp đồng bọc cách điện XLPE có bọc thêm vỏ chống cháy LSOF (Low Smoke Halogen Free) lớp chống cháy chậm.
– Cấu tạo của cáp bao gồm :
+ Lõi đồng tôi luyện nguyên chất
+ Lớp cách điện: Hợp chất XLPE
+ Lớp áo ngoài: Hợp chất PVC
+ Lớp bọc giáp: Dây thép mạ kẽm
+ Lớp vỏ bọc ngoài: Hợp chất PVC
– Màu lớp cách điện ứng với số lõi cáp: đỏ, vàng, xanh, đen.
– Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép đối với cáp là 900 C.
b. Lắp đặt
– Lắp đặt phải tuân theo TCVN 9207: 2012, TCVN 4756:1989, TCVN 7447: 2012, 11TCN18, 19-2006.
– Dây và cáp điện được lắp đặt trong thang, máng cáp, đi trong ống luồn.
– Cố định cáp khi đi trong thang cáp bằng dây thít nhựa kích cỡ phù hợp với chủng loại cáp tương ứng.
– Cáp và dây đặt trong thang, máng cáp phải đặt thẳng hàng, không đi hình chữ S, độ căng cáp vừa phải tránh đứt cáp hoặc vỡ lớp cách điện
– Lực kéo cáp lớn nhất cho phép = 7 x (tiết diện cáp mm2) x số lõi cáp (kgs)
– Lực kéo dây trong ống nhựa lớn nhất cho phép = 1 x tiết diện dây (kg)
– Khi kéo cáp trong ống luồn qua các khúc cong cần tạo các khúc cong bán kính càng lớn càng tốt để giảm thiểu lực căng của cáp
– Sử dụng các hộp kéo dây khi dây điện kéo quá xa (>10m) hoặc quá 4 khúc cong tuân theo quy tắc Mục Ống luồn dây trong tài liệu này.
– Bán kính uốn cong tối thiểu đối với dây và cáp điện:
Chiều dày lớp cách điện cáp | Bán kính cong tối thiểu bằng hệ số tra bảng x đường kính cáp D | ||
Tổng cộng đường kính cáp (có cả các lớp cách điện) D | |||
25,4 mm và nhỏ hơn | 25,4mm tới 50,8mm | 50,8mm và lớn hơn | |
3,9mm và nhỏ hơn | 4 | 5 | 6 |
Từ 4,0 đến 7,9 mm | 5 | 6 | 7 |
8,0 mm và lớn hơn | – | 7 | 8 |
– Đối với cáp bọc giáp, bán kính cong tối thiểu = 12*D (D đường kính cáp)
– Sử dụng chụp đầu cốt phù hợp với từng loại cáp để đấu nối vào các attomat hoặc cầu đấu
– Không được nối dây dọc đường
– Tại những vị trí dây hoặc cáp đi qua khe lún, khe co giãn phải để trùng dây tại vị trí đó ít nhất là 100mm
– Cuối các đầu dây phải được đánh dấu tương ứng đấu nối vào các thiết bị điện.
– Các điểm chờ dây hoặc cáp phải dự trù độ dài đủ lớn để thao tác và đấu nối sau này.