Danh mục hồ sơ thẩm duyệt pccc và những điều cần lưu ý

Hệ thống bơm chữa cháy

Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị để thẩm duyệt hệ thống pccc

Bản đồ quy hoạch được phê duyệt tỉ lệ 1/500 của cơ quan có thẩm quyền. (Sở Quy Hoạch Kiến trúc, Ban quản lý đô thị…)

Quyết định, chủ trương giao đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư

Đối với đơn vị thuê thì cần thêm Hợp đồng giữa đơn vị sở hữu đất & bên thuê có thể hiện rõ điều khoản được phép xây dựng, cải tạo, bỏ sung hệ thống pccc & xin cấp phép bổ sung hệ thống pccc với cơ quan chức năng

Giấy chứng nhận thẩm duyệt cũ ( tất cả các đợt) [HỒ SƠ THẨM DUYỆT BỔ SUNG]

Bản vẽ thẩm duyệt cũ (tất cả các đợt) [HỒ SƠ THẨM DUYỆT BỔ SUNG]

Đơn đề nghị thẩm duyệt

Giấy ủy quyền (Chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị nộp hồ sơ – Đơn vị tư vấn thiết kế)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC [Của đơn vị tư vấn thiết kế]

Bảng tổng mức đồng tư dự án (Dự toán, tờ trình) đã bao gồm Hạng mục Xây dựng và PCCC

Hồ sơ bản vẽ, các yêu cầu chung

*
  • Phần kiến trúc xây dựng
  • Giao thông, khoảng cách công trình ( Check)
  • Đường giao thông bên ngoài công trình phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cập đến công trình (Chiều rộng tối thiểu ≥ 3.5m, chiều cao thông thủy ≥ 4.25)
  • Mặt đường phải ghi chú đảm bảo tải trọng cho xe chữa cháy (Những khu vực bể nước âm dưới nền đường, cống… nằm vào khu vực đường giao thông phải ghi chú, có bản vẽ thể hiện đảm bảo tải trọng cho xe chữa cháy hoạt động)
  • Đường giao thông nhỏ hẹp chỉ đủ 1 làn xe chạy thì cứ ít nhất 100m phải thiết kế đoạn mở rộng tối thiểu 7m dài 8m để xe chữa cháy và các loại xe khác có thể tránh nhau dễ dàng.
  • Phải đảm bảo xe chữa cháy tiếp cận nhà, công trình sản xuất như sau (Đối với công trình công nghiệp)
  •  Khi chiều rộng của nhà và công trình ≤18m: Phải đảm bảo có lối vào có lối vào cho xe chữa cháy từ một bên theo toàn bộ chiều dọc của nhà và công trình.
  •  Khi chiều rộng của nhà và công trình ≥ 18m: Phải đảm bảo có lối vào có lối vào cho xe chữa cháy từ hai bên theo toàn bộ chiều dọc của nhà và công trình.
  •  Khi nhà và công trình có diện tích ≥ 10.000 m2 hoặc chiều rộng > 1000m phải có lối vào từ mọi phía.
  • Khoảng cách từ công trình tới công trình, từ công trình tới ranh giới khu đất (Phụ lục E QC06)
  • Đường lối thoát nạn
  • Thiết kế thang bộ thoát nạn các hạng mục công trình đảm bảo theo yêu cầu tại điều 3.2.1 QCVN 06:2010/BXD
  • Các gian phòng có mặt đồng thời lớn hơn 50 người thiết kế không ít hơn 02 lối ra thoát nạn, bố trí phân tán; cửa các gian phòng có mạt đồng thời lớn hơn 15 người và các cửa khác trên đường thoát nạn phải mở theo chiều lối thoát; cửa phải là cửa dạng cánh mở (Không sử dụng cửa lùa, cửa xếp, cửa cuốn….)
  • Kiến trúc
  • Mặt bằng định vị công trình (Thể hiện rõ vị trí lô đất giống như trong sổ bìa đỏ, q/đ giao đất)
  • Mặt bằng tổng thể (Thể hiện rõ đường giao thông, dim kích thước toàn bộ. Thể hiện rõ vị trí công trình, dim kích thước vị trí từ công trình tới ranh giới khu đất, vị trí công trình tới công trình..)
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng. (Thể hiện rõ tường, cột, cửa,….)
  • Bản vẽ công năng của các tầng (Ví dụ như bản vẽ nội thất bố trí bàn ghế, ghi chú rõ phòng sử dụng làm gì….)
  • Thể hiện rõ số người làm việc trong các gian phòng, công năng sử dụng các gian phòng; ghi chú đầy đủ và đồng nhất việc sử dụng các ký hiệu
  • Bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với nhà máy, nhà kho xưởng (Thể hiện rõ dây chuyền các bước, vật liệu sử dụng trong dây chuyền là vật liệu gì. Ghi chú: Số lượng người làm việc, Vật liệu sản xuất, Hạng cháy của công trình, Bậc chịu lửa của công trình: bậc 1, 2, 3 ,4, 5…)
  • Mặt đứng, mặt bên công trình
  • Mặt cắt công trình

Bản vẽ chi tiết:

  • Bản vẽ chi tiết Cổng ra vào (Để kiểm tra xe thang chữa cháy có vào được không. Rộng x Cao tối thiểu 3.5×4.5m)
  • Bản vẽ chi tiết cửa các loại (để kiểm tra chiều rộng, cao đảm bảo hay chưa)
  • Bản vẽ chi tiết thang
  • Bản vẽ kiến trúc phòng bơm
  • Bản vẽ bể nước chưa cháy (Theo khối tích tính toán của đơn vị tư vấn pccc cung cấp)
  • Các bản vẽ chi tiết khác nếu có …
  • Kết cấu (Quy định tại phụ lục F – QCVN06:2010)
  • Bản vẽ móng, chi tiết móng, thể hiện rõ kích thước, cốt liệu của các bộ phận
  • Bản vẽ dầm, sàn, chi tiết dầm, sàn, mái, vì kèo, zamil…. thể hiện rõ kích thước, cốt liệu của các bộ phận
  • Bản vẽ chi tiết cột, tường ….. thể hiện rõ kích thước, cốt liệu của các bộ phận
  • Bản vẽ hệ mái khung Zamil…. thể hiện rõ kích thước, cốt liệu của các bộ phận
  • Bản vẽ kết cấu bể nước … thể hiện rõ kích thước, cốt liệu của các bộ phận
  • Bản vẽ hệ thống điện
  • Bản vẽ sơ đồ nguyên lý điện tổng (Thể hiện nguồn cấp cho hệ thống bơm, quạt hút khói,… là nguồn điện ưu tiên trước attomat tổng). Thể hiện rõ 2 nguồn điện (1. Nguồn điện chính, 1 nguồn điện dự phòng). Nếu sử dụng máy phát điện thì công suất máy phát điện phải đảm bảo chịu tải cho hệ thống bơm, quạt hút khói,…
  • Mặt bằng bố trí hệ thống điện….
  • Bản vẽ hệ thống chống sét
  • Mặt bằng tổng thể hệ thống chống sét (Thể hiện rõ vị trí đặt kim thu sét, vị trí đặt bãi tiếp địa…)
  • Chi tiết lắp đặt hệ thống chống sét
*
  • Phần bản vẽ PCCC, cơ điện
  • Phần báo cháy
  • Mặt bằng tổng thể hệ thống báo cháy: Thể hiện trị ví đặt tủ trung tâm báo cháy, ghi chú tủ bao nhiêu kênh, có người trực 24/24h.
  • Mặt bằng báo cháy các tầng: thể hiện rõ vị trí đầu báo, dây, kích thước dây, có Bảng giải thích ký hiệu đồng bộ.
  • Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy : Thể hiện rõ Tủ trung tâm kết nối ntn & các ghi chú kèm theo
  • Chi tiết lắp đặt: Bât kể 1 thiết bị gì lắp đặt đều phải có chi tiết lắp đặt, cao độ lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật lắp đặt.
  • Phần chữa cháy
  • Mặt bằng tổng thể hệ thống chữa cháy:

Thể hiện rõ: Vị trí bể nước chữa cháy (nếu bể nước ngâm và nằm tràn vào đường đi nội bộ phải ghi chú: Kết cấu bể nước đảm bảo tải trọng cho xe chữa cháy hoạt động. Có lỗ mở 300x300mm cho xe chữa cháy hút nước.)

Thể hiện rõ vị trí nhà bơm (hoặc ký hiệu bơm)

Thể hiện rõ đường ống cấp nước từ nhà bơm tới công trình

Thể hiện rõ trụ chữa cháy, họng tiếp nước ở vị trí nào…

  • Mặt bằng chữa cháy các tầng:

Thể hiện rõ đường ống cấp ngoài nhà từ đâu

Thể hiện vị trí lắp đặt các thiết bị

Dim kích thước đầu phun tới đầu phun, đầu phun tới tường là bao nhiêu …

  • Sơ đồ nguyên lý:

Phải thể hiện được không gian chữa cháy là như nào.

Chi tiết lưu lượng, khối tích bơm là bao nhiêu

Bể nước được bao nhiêu m3

Các ghi chú kèm theo

  • Chi tiết lắp đặt: Lắp cái gì thì phải có chi tiết KHÔNG cho chi tiết không có vào KHÔNG thiếu chi tiết. Chỉ cần Đúng và Đủ.
  • Chi tiết & sơ đồ điện nhà bơm chữa cháy
  • Phần đèn exit, chiếu sáng sự cố
  • Mặt bằng bố trí các tầng
  • Sơ đồ nguyên lý
  • Chi tiết lắp đặt: Lắp loại gì phải có chi tiết loại đó, cao độ lắp đặt phải thể hiện.
  • Model, cấu hính của thiết bị như thế nào phải có: Ví dụ đèn bao nhiêu W, Chiếu sáng trong bao nhiêu giờ sau khi mất điện, thời gian phục hồi sau khi sạc là bao lâu, …..
  • Phần thông gió, hút khói
  • Mặt bằng lắp đặt : Phải ghi chú phần nào cần chống cháy. Ví dụ: quạt bọc chống cháy, đường ống bọc chống cháy…
  • Sơ đồ nguyên lý: Phải thể hiện được có nguồn điện ưu tiên cấp tới (2 nguồn điện)
  • Chi tiết lắp đặt: Lắp cái j phải có chi tiết cái đó. KHÔNG SÁNG TÁC CHI TIẾT, KHÔNG thiếu chi tiết.

One thought on “Danh mục hồ sơ thẩm duyệt pccc và những điều cần lưu ý

  1. Pingback: Tư vấn thiết kế hệ thống PCCC – E&C Thái Bình Dương – Công ty thiết kế, thi công pccc uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *